08 năm trước, trong một căn biệt thự nhìn ra hồ ở Thâm Quyến (Trung Quốc), một nhóm gồm các giám đốc hàng đầu của Huawei Technologies, dẫn đầu là người sáng lập công ty – Nhậm Chính Phi đã tổ chức một cuộc họp kín trong nhiều ngày, dưới sự bảo vệ gắt gao của lực lượng an ninh Trung Quốc.

Nhiệm vụ của họ là lên ý tưởng về việc phản ứng ra sao trước sự thành công ngày càng lớn của hệ điều hành Android của Google trên khắp thế giới – hệ điều hành mà chính Huawei đang dùng cho các thiết bị của mình. Mối quan tâm cơ bản là sự phụ thuộc vào Android có thể khiến Huawei bị tổn thương trước một lệnh cấm từ phía Mỹ trong tương lai.

Nhóm này nhất trí rằng Huawei cần phải xây dựng một hệ điều hành riêng để có thể thay thế Android khi cần. Cuộc họp đó sau này được gọi là "cuộc họp bên hồ" trong nội bộ Huawei và việc tiếp cận các tài liệu liên quan đến nó được giới hạn nghiêm ngặt tại công ty này.

Nhưng giải quyết được vấn đề Hệ điều hành thì Huawei lại gặp phải vấn đề về công nghệ chip và số lượng chip trong kho của Huawei đã gần cạn. Mặc dù, một số công ty dẫn đầu ngành công nghiệp sản xuất chip của Mỹ như Intel và Micron đã tìm ra cách để không phải dán tem “do Mỹ sản xuất” lên những sản phẩm của mình. Theo đó, hàng hoá do các công ty Mỹ sản xuất bên ngoài lãnh thổ nước này không phải lúc nào cũng được xem là hàng do Mỹ sản xuất; và như vậy, sẽ không bị ảnh hưởng bởi lệnh cấm giao dịch với Huawei… nhưng điều này cũng chỉ giúp Huawei đỡ được phần nào và không phải là cách lâu dài.

Một số nguồn tin cho thấy Samsung sẽ sản xuất chip 5G sử dụng trên các thiết bị di động và viễn thông cho Huawei. Đổi lại, Huawei sẽ chấp nhận nhượng lại thị phần trên thị trường smartphone cho Samsung. Hiện Huawei đang là hãng smartphone lớn thứ 2 thế giới. Kết thúc quý 1/2020, Huawei đạt thị phần 16,6%, xếp sau Samsung với 20% thị phần smartphone toàn cầu.

Thương vụ này có thể mang lại nhiều lợi ích cho cả hai bên. Samsung, bên cạnh việc đạt được doanh thu nhờ sản xuất chip cho Huawei, còn có thể “cắt đuôi” được đối thủ để vững vàng ở vị trí “ngôi vương” trên thị trường smartphone. Trong khi đó, thị trường viễn thông và thiết bị 5G đối với Huawei quan trọng hơn thị trường smartphone, do vậy có được nguồn cung cấp chip từ Samsung có thể giúp Huawei tiếp tục cung cấp và triển khai các hệ thống mạng 5G trên toàn cầu… Tuy nhiên, đây mới chỉ là thông tin chứ chưa có ký kết gì, vậy nên có thể đây chỉ là 01 trong các hướng lựa chọn của Huawei chứ chưa phải là bắt buộc.

Bởi, Tập Cận Bình đã nói trong chuyến thăm tỉnh Giang Tây hồi tháng 5/2020 như sau: "Chỉ khi chúng ta sở hữu tài sản trí tuệ và công nghệ cốt lõi của riêng mình, thì chúng ta mới có thể sản xuất các sản phẩm có khả năng cạnh tranh cốt lõi và sẽ không bị đánh bại trong bối cảnh tăng cường cạnh tranh". Và mục tiêu của Trung Quốc là sản xuất 40% chất bán dẫn cần thiết trong năm 2020 và 70% vào năm 2025.

Điều mà nhiều người có thể không nhận ra là vào những năm 1960, trong thời kỳ đầu của công nghệ bán dẫn, Trung Quốc đã có thời điểm tiếp cận rất sát so với Mỹ. Khoảng cách này thậm chí gần tới mức mà quốc gia Đông Á có cơ hội để dẫn đầu ngành công nghiệp đầy triển vọng này. Chỉ 8 năm sau khi phát minh và 3 năm sau khi các mạch IC đầu tiên được tung ra thị trường ở Mỹ, Trung Quốc đã tạo ra mạch IC của riêng mình vào năm 1965… Nhưng do giai đoạn này lại rơi vào thời kỳ Cách mạng văn hóa vô sản nên việc nghiên cứu đã bị đình lại, dẫn đến hiện nay Trung Quốc vẫn đang đi sau Mỹ, Hàn, Nhật về công nghệ.

Nếu ví ngành công nghiệp bán dẫn còn non trẻ của Trung Quốc như một quốc gia, thì tổng sản phẩm quốc nội GDP của nó đang tăng trưởng với tốc độ trung bình đến 20% trong những năm gần đây, nhanh hơn bất kỳ quốc gia nào trên thế giới… Năm năm trước, phát triển các con chip là một lĩnh vực hiếm hoi ở Trung Quốc với chỉ vài người muốn theo đuổi, nhưng hiện tại, các kỹ sư ngành công nghiệp chip là một trong những công việc được săn đón nhất!… Nhất là từ năm 2014, Chính quyền Trung Quốc đã thành lập Quỹ đầu tư công nghiệp mạch tích hợp quốc gia (còn gọi là Big Fund), huy động 138,7 tỷ nhân dân tệ (gần 20 tỷ USD) để đầu tư vào các công ty bán dẫn trong nước. Các nhà đầu tư của Big Fund bao gồm SMIC, ZTE Microelectronics và Tsinghua Unigroup.

Có thể các bạn cũng ít ai biết rằng Alex Chen, nhà thiết kế chip hàng đầu của Micron Technology Inc từng là CEO của 01 Công ty đầu tiên về công nghệ bán dẫn của Trung Quốc thập niên 90s được Nam Trung Hải hậu thuẫn… cho nên chả ai biết được ngày đẹp trời nào đó Alex Chen về đầu quân cho SMIC (hay thằng nào đó) để giúp thiết kế sản xuất chip 7nm hay 5nm giúp cho Huawei nói riêng và các Cty Trung Quốc nói chung thì chả có gì lạ cả!

Vậy nên, hiện nay Mỹ có thể đang nắm cán trong cuộc chiến với Huawei nhưng có vẻ Huawei đã vượt qua được giai đoạn khó khăn và đang nắm được thứ sẽ giúp Huawei thoát khỏi lệ thuộc vào công nghệ Mỹ, khi đó những thứ mà Mỹ đang dùng để siết c ổ Huawei chỉ là đống đbrr chả ảnh hưởng gì nhiều nữa. Có điều cái thứ này chỉ có rất ít người trong Huawei và chính quyền Trung Quốc là biết rõ.

Và nếu điều đó đúng thì nó cũng giải thích vì sao Mỹ lại nới lỏng các lệnh trừng phạt cũng như cho phép Công ty Mỹ tiếp tục hợp tác với Huawei, bởi có thế các Công ty Mỹ mới có cơ hội lại gần tìm hiểu xem Huawei đã có và sắp có gì, cũng như nhanh chóng giúp Mỹ nắm được thiết kế 5G với chi phí rẻ nhất; không thì, Mỹ cho dù có nắm được 5G thì cũng tốn chi phí quá nhiều mà lại còn chậm hơn Trung Quốc rất nhiều, nhất là Anh và Đức đang "ngó lơ" cho Huawei triển khai 5G thì tốc độ hoàn thiện của Huawei sẽ càng nhanh để phủ sóng cả thế giới… Lúc đó ngoài trừ chính dân Mỹ ra thì ai sẽ cần 5G của Công ty Mỹ khi mà Huawei có thể cung cấp rẻ, nhanh hơn.

Tóm lại, "Thương chiến hay Công chiến" với Mỹ từ lâu đã được giới tinh hoa Trung Quốc và các hãng (được hẫu thuận) chuẩn bị cả chục năm trước rồi… Còn chúng ta thì cứ ngồi xem kịch thôi, ai thua về tay ai giờ vẫn chưa nói được đâu vì dù cho có lên kế hoạch trước thì luôn có yếu tố bất ngờ, đi sai nửa bước là sẽ rơi vào bẫy của đối thủ ngay!

Nguồn: Tổng hợp