Giả sử thông tin cá nhân của một ai đó bị bán sang người thứ 3, khi đó ai chịu trách nhiệm, cơ quan nào giải quyết?

Mã vạch hay công nghệ thẻ từ phải có sự tiếp xúc gần, trực tiếp, mới nhận dạng được, nhưng chip cho phép nhận dạng ở khoảng cách xa hơn.

Đó là phân tích của một số chuyên gia công nghệ thông tin nói về việc, gắn chip lên thẻ căn cước công dân (CCCD).

Trước đó, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội nói về việc gắn chip lên thẻ CCCD là cần phải đánh giá tác động của việc gắn chip cũng như việc xem xét những băn khoăn của người dân, quyền cá nhân của người dân có bị xâm phạm hay không?

Sau khi bài viết đăng tải, nhiều bạn đọc đã gửi câu hỏi về việc; gắn chip lên thẻ CCCD, có nghĩa là bị theo dõi 24/24?

c1dc062187708eb03f6219be772c5273

PGS-TS Nguyễn Ái Việt (nguyên Viện Trưởng viện Công nghệ Thông tin Đại học Quốc Gia Hà Nội)

Để trả lời câu hỏi trên, phóng viên Pháp luật Plus đã có cuộc trao đổi với PGS-TS Nguyễn Ái Việt, (nguyên Viện Trưởng viện Công nghệ Thông tin Đại học Quốc Gia Hà Nội) về những câu hỏi mà bạn đọc quan tâm.

PGS- TS Nguyễn Ái Việt cho hay: “Trước tiên phải xem việc gắn chip lên thẻ CCCD có đúng luật, có được quy định trong luật hay Hiến pháp.

Về nguyên tắc thì có thể định vị được, nếu người thiết kế muốn.

Vì thế, việc người dân băn khoăn, lo lắng là có cơ sở. Nếu cần thiết phải gắn chip lên thẻ CCCD thì Cơ quan chức năng cần công bố công khai, đồng thời phải nêu rõ việc quản lý, sử dụng chip để làm gì?

Việc thu thập thông tin không có lý do chính đáng là vi phạm quyền riêng tư.

Điều quan trọng là dữ liệu trong từng chip sẽ được quản lý và sử dụng như thế nào? Ai có trách nhiệm giải trình khi có sự cố.

Chế tài xử phạt về vấn đề này được tính toán ra sao. Tôi lấy ví dụ, nếu thông tin cá nhân của một ai đó bị bán sang người thứ 3, khi đó ai chịu trách nhiệm, cơ quan nào giải quyết?.

Hơn nữa, văn hóa nhận thức của người dân khi gắn chip sẽ phản ứng như thế nào, họ có đồng ý hay không, phải hỏi ý kiến người dân trước khi làm việc này.

Trong Hiến pháp có nêu về quyền cá nhân, quyền riêng tư được bảo vệ.

Không ai được xâm phạm những bí mật cá nhân, trừ khi người đó là nghi can hoặc kẻ phạm tội”.

Trả lời phóng viên Pháp luật Plus về việc gắn chip lên thẻ CCCD có đồng nghĩa với việc “bị” định vị hay không?

Ông Nguyễn Công Thông, cán bộ công nghệ FPT cho biết: “Mã vạch hay công nghệ thẻ từ phải có sự tiếp xúc gần, trực tiếp, mới nhận dạng được, nhưng chip cho phép nhận dạng ở khoảng cách xa hơn.

Có khẳ năng định vị khi gắn chip nhưng phụ thuộc 2 yếu tố.

Thứ nhất, là loại chíp nào? Thứ hai, có thiết bị thu phát phù hợp tại các nơi công cộng.

Tóm lại chip định vị hay không phụ thuộc “người thiết kế”. Một vấn đề khác nữa là, không bao giờ có bữa trưa miễn phí, vì vậy các nhà quản lý nên tính toán tới chi phí trong việc gắn chip lên CCCD, đây là bài toán kinh tế lớn, vì giá thành, chi phí rất lớn”.

Từ những phân tích của 2 chuyên gia công nghệ nói trên cho thấy, việc gắn chip vào thẻ CCCD có ảnh hưởng tới quyền cá nhân, quyền riêng tư.

Vì thế, nhà quản lý khi áp dụng cần xem xét đến hành lang pháp lý, đồng thời có trách nhiệm bảo vệ quyền cá nhân, quyền riêng tư của công dân./.

Tại phiên thảo luận về dự thảo Luật Cư trú (sửa đổi) của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 10/8 vừa qua, Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an cho biết; bộ này đang đề xuất gắn chip điện tử vào thẻ căn cước công dân (CCCD) thay vì mã vạch như hiện nay.

Nguồn: Tổng hợp