Sau hơn 10 năm ban hành và thực thi mới đây, Bản Dự thảo Luật Giao thông đường bộ sửa đổi của Bộ Giao thông vận tải quy định cần bằng lái hạng A0 khi điều khiển xe máy dưới 50 cc hoặc xe máy điện.

Bộ Giao thông vận tải (GTVT) chuẩn bị trình Chính phủ Dự thảo Luật Giao thông đường bộ (GTĐB) sửa đổi. Các quy định mới mang tính cập nhật, bổ sung để Luật GTĐB phù hợp hơn với thực tế giao thông tại Việt Nam sau hơn 10 năm ban hành bộ luật cũ.

Hình minh họa

Trong đó, có nhiều điểm thay đổi đáng chú ý so với Luật GTĐB năm 2008 (23/2008/QH12) đang được áp dụng.

Đặc biệt những người điều khiển phương tiện xe máy điện, xe máy dưới 50cc cần lưu ý để tuân thủ đúng luật lệ giao thông khi đi đường.

1.Sử dụng xe máy dưới 50 cc và xe điện cần bằng lái

Hình minh họa

Theo Bộ luật cũ, Bộ GTVT đang cấp 4 loại giấy phép lái xe (GPLX) hạng A từ A1 đến A4. Trong Điều 103 của bản dự thảo mới này, Bộ GTVT lên kế hoạch phân loại bằng lái hạng A thành 3 nhóm mới như sau:

  • A0: cấp cho người lái xe gắn máy (kể cả xe máy điện) có dung tích xy-lanh dưới 50 cc hoặc có công suất động cơ điện không vượt quá 4 kW.
  • A1: cấp cho người lái xe môtô 02 bánh có dung tích xy-lanh từ 50-125 cc hoặc có công suất động cơ điện từ 4-11 kW và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A0.

Hình minh họa

  • A: cấp cho người lái xe môtô 2 bánh có dung tích xi-lanh trên 125 cc hoặc có công suất động cơ điện trên 11 kW và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A0, A1.
  • Đối với môtô 3 bánh, Bộ GTVT dự kiến sẽ chuyển từ GPLX hạng A3 sang hạng B1 mới. Trong khi đó GPLX hạng B2 và B mới sẽ lần lượt thay thế cho GPLX hạng B1 và B2 hiện hành.

2. Phạt tiền từ 80 nghìn đến 2 triệu đồng nếu sử dụng điện thoại bằng tay khi đang lái xe

Những quy định, hình phạt được bổ sung trong năm 2020 đều dựa vào tình hình giao thông ở Việt Nam trong những năm gần đây và được điều chỉnh để phù hợp hơn với thực tế.

Hình minh họa

Nghị định 100/2019/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt có hiệu lực từ ngày 1/1/2020, xác định hành vi sử dụng điện thoại khi điều khiển phương tiện là nguy hiểm thể hiện bằng mức phạt tiền khá cao, thậm chí còn bị tước bằng lái xe.

Cụ thể, tại Điểm a, Khoản 4, Điều 5 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định mức phạt tiền từ 1 triệu đến 2 triệu đồng đối với người lái xe ô tô dùng tay sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển xe chạy trên đường. Người vi phạm sẽ bị áp dụng mức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1 đến 3 tháng.

Hình minh họa

Khoản Điểm h, Khoản 4, Điều 6 của Nghị định quy định mức phạt tiền từ 600 nghìn đến 1 triệu đồng đối với người người điều khiển xe máy sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển xe.

Thậm chí, người điều khiển xe đạp, xe đạp máy, xe đạp điện cũng bị xử phạt tiền từ 80 nghìn đến 100 nghìn đồng với hành vi tương tự, được quy định trong Điểm h, Khoản 1, Điều 8 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định rõ hành vi sử dụng điện thoại “bằng tay” trong khi điều khiển xe mới nằm trong khung xử phạt. Nếu tài xế sử dụng điện thoại thông qua các kết nối trên xe như Bluetooth, Apple CarPlay hay Android Auto,… sẽ không bị xử phạt.

Hình minh họa

3. Tước giấy phép lái xe bốn lần trong 3 năm sẽ phải thi lại bằng lái

Trong bản dự thảo mới cả Bộ GTVT sắp trình lên Chính phủ, ở Điểm c, khoản 5, điều 107 quy định, giấy phép lái xe sẽ không còn hiệu lực và giá trị sử dụng, cũng như sẽ bị thu hồi nếu chủ phương tiện, người điều khiển xe bị tước bằng bốn lần trở lên trong vòng 3 năm hoặc tổng thời gian bị tước bằng trên 24 tháng.

Hình minh họa

Như vậy, nếu vi phạm luật giao thông và bị xử phạt tước GPLX đủ một trong 2 điều kiện kể trên người lái hoặc chủ phương tiện sẽ phải thi lại để xin cấp lại GPLX mới.

Nguồn: Tổng hợp