Thép đường ray, ốc, nẹp… của Pháp hơn trăm năm qua vẫn không rỉ nhưng thép của Trung Quốc chưa sử dụng đã rỉ toen toét, có vẻ như họ làm từ thép phế liệu.- kỹ sư Nguyễn Đình Ấm cho biết.

Một người hài hước bình luận: “Biết đâu nó lại trở thành kỳ quan thế giới, lúc đó Hà Nội đón khách du lịch mệt nghỉ từ các nơi trên thế giới đổ về chiêm ngưỡng… đồ cổ của Tàu khựa thải ra”

Dự án Cát Linh-Hà Đông là dự án đường sắt 8 năm chưa xong, nhưng của Việt Nam, trên đất Việt Nam, nay Bộ giao thông vận tải là cơ quan quản lý cao nhất nói mà nhà thầu Trung Quốc không thèm nghe. Hiện nay không ai dám ký nghiệm thu đường sắt Cát Linh- Hà Đông.

Công trình Cát Linh có thể được ví như cái sọt rác đe, đặt ở ngay vị trí sang trọng giữa phòng khách của 1 căn nhà cấp 4. Căn nhà ấy được ví như thủ đô Hà Nội. Một công trình không khác gì u nhọt mọc giữa thủ đô, vừa thô vừa xấu và lạc hậu. Trung Quốc chơi cho Việt Nam quả này quá thâm. Việt Nam như hóc phải cái xương cá quá to, nuốt cũng không thể trôi được mà nhè ra thì chỉ có rách họng.

Công dân Nguyễn Thiều – nhà ở Hà Tĩnh nói: “Nếu đúng thế thì những ai liên quan đều phải chịu trách nhiệm hết. Quá lãng phí, tốn kém. Một nỗi nhục chình ình giữa thủ đô mà không làm gì đọc chúng nó.”

Anh Nhữ Đại, một người Hải Phòng, học đại học Hàng Hải Việt Nam (VMU) bình luận: “Vậy mà các cụ trên cao còn định cho bọn nó làm cao tốc bắc nam nữa đấy! Nhìn đường sắt Cát Linh-Hà Đông vẫn chưa sáng mắt ra!”

Trung Quốc làm ăn như vậy, đủ điều kiện và dư điều kiện để loại họ ra khỏi các gói thầu!

“Thuê nước ngoài làm mà không kiểm soát được chất lượng công trình thì chứng tỏ cán bộ Việt Nam không giỏi bằng cán bộ Trung Quốc. Còn kêu ca cái gì nữa?” Công dân Phạm Tiến ở Nga Sơn-Thanh Hóa nói.

Toàn bộ đầu máy, toa xe, trang thiết bị kèm theo của tuyến đường Cát Linh-Hà Đông chỉ còn thiếu nước mang bán sắt vụn. Nhiều người đang đề nghị vớt vát bằng cách cải tạo tuyến đường đó thành đường bộ dành riêng cho xe buýt, giảm ùn tắc giao thông hiệu quả hơn.

Sắt thép toàn sắt gỉ hoen gỉ hoet bán sắt vụn cũng không được. Hàng ngàn tỉ đó ai chịu trách nhiệm?

Ông Dũng Tiến ở Hà Nội nói: “Thà 1 lần đau. Bỏ đi không tiếc, làm lại từ đầu sau khi truy trách nhiệm xử lý mạnh tay với quan chức làm sai trái tham ô bớt xén.”

Đường ray Trung Quốc làm thế kỷ XXI còn thua đường ray của thực dân Pháp làm trong thế kỷ XX. Đến lúc này người ta mới nhận ra, sử mệnh của Đông phương không phải là kỹ thuật. Đông phương làm kỹ thuật chỉ có thất bại. Kể cả Nhật Bản bây giờ cũng muốn từ bỏ chạy đua kỹ thuật với Tây phương.

“Tàu sắt Cát linh Hà Đông. Niềm tự hào vẻ vang của thủ đô một quốc gia. Cát Linh Hà đông cú tát thẳng vào mặt không kiêng nể. Sự xỉ nhục thẳng thừng của láng giềng mà ta gọi là anh em tốt.” Anh Võ Đinh Quang, một người dân sinh sống ở Sài Gòn tuyên bố.

Nguồn: Tổng hợp