Từ năm 2016, nền chính trị thế giới, lại xuất hiện và bùng lên một hiện tượng nổi bật, thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu là: Chủ nghĩa dân túy đang trỗi dậy?

Có thể thấy, chưa bao giờ cụm từ “chủ nghĩa dân túy” được nhắc nhiều đến như vậy trên chính trường và báo chí thế giới, đặc biệt nhân dịp các cuộc bầu cử, trưng cầu dân ý ở nhiều nước Âu, Mỹ. Ngay ở châu Á, nơi vốn được xem là “bình lặng” trong “cơn địa chấn dân túy” cũng đã có những chính trị gia đạt đến đỉnh cao quyền lực bằng và thông qua những phát ngôn và hành động dân túy.

1. Chủ nghĩa dân túy là gì?

Năm 2004, Cas Mudde, một nhà khoa học chính trị tại trường Đại học Georgia, đưa ra một định nghĩa ngày càng có ảnh hưởng. Theo quan điểm của ông, chủ nghĩa dân túy là một “hệ tư tưởng mỏng”, chỉ đơn thuần xây dựng lên một khuôn khổ: "Một dân tộc trong sạch chống lại một tầng lớp tinh hoa mục nát".

(Ông đối lập nó với chủ nghĩa đa nguyên (pluralism), một chủ nghĩa chấp nhận tính hợp pháp của nhiều nhóm khác nhau.)

Hệ tư tưởng mỏng này có thể được gắn liền với tất cả các hệ tư tưởng “dày” với nhiều nội dung đa dạng hơn, chẳng hạn như chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa dân tộc, tư tưởng chống đế quốc hoặc chống phân biệt chủng tộc, nhằm giải thích thế giới và biện minh cho những mục tiêu cụ thể.

2. Ý nghĩa:

Thứ nhất, giải thích được các hiện tượng, phong trào chính trị xã hội ở các nước tư bản, đặc biệt là các nền dân chủ mới nổi ở châu Á, châu Mỹ La Tinh. Kể cả ở các nước Châu Âu, Mỹ nơi mà hệ thống đa đảng đã tồn tại lâu.

Thứ hai, giải thích được một số sách lược chính trị hoặc một vài “phong cách lãnh đạo” của một vài cá nhân hay chính trị gia; Thường diễn ra trước và trong kì bầu của của các nước đa đảng.

Thứ ba, nó cũng là một loại học thuật, giống như các học thuyết chính trị khác.

3. Những người theo chủ nghĩa dân túy nhìn xã hội theo 2 phe: "Người dân và giới cầm quyền (giới tinh hoa)". Trong đó:

– Người dân họ cho là trong sạch vì “không có gì để tham nhũng cả”,

– Còn giới tinh hoa thì đánh giá rất xấu – “không trong sạch” và chuyên dùng chính trị để lừa dối người dân. Dùng truyền thông rồi các phương tiện trong thời cầm quyền để lừa dối người dân.

Và, Xu hướng những người này là cổ xúy người dân đứng lên chống lại người cầm quyền. Cho nên, đây là 1 học thuyết không có lợi trong việc ổn định chính trị xã hội. Bởi xã hội sẽ luôn bất ổn vì, cho dù lật đổ được "giới tinh hoa" này thì cũng sẽ luôn có "giới tinh hoa" khác lên nắm quyền, 01 vòng luẩn quẩn sẽ cứ thế lặp đi lặp lại.

Nguyên nhân làm xuất hiện chủ nghĩa dân túy rất đa dạng và phức tạp, từ kinh tế đến chính trị, từ xã hội đến văn hóa và ngày nay là vấn đề môi trường, cạn kiệt tài nguyên (Chẳng hạn, đó là sự bất bình đẳng kinh tế, phân biệt giàu – nghèo, bất mãn xã hội, phản ứng của các bộ phận dân cư từng chiếm ưu thế trước những thay đổi về các giá trị vốn đe dọa vị thế của họ, bất bình đẳng giới, bạo lực và buôn bán các trẻ em gái, phân biệt tôn giáo, chủng tộc, tư tưởng bài ngoại,…).

Chủ nghĩa dân túy thường phát triển khi người dân trong xã hội phải đối mặt với những khó khăn do suy thoái hay khủng hoảng về kinh tế, bất ổn về xã hội, an ninh, môi trường và trước sự lúng túng, bị động, thất bại của các đảng cầm quyền, chính quyền hay sự suy thoái, nạn quan liêu, tham nhũng của công chức nhà nước; tình trạng bấp bênh của nền kinh tế trong bối cảnh các thay đổi về lực lượng lao động ở các xã hội hậu công nghiệp; những thay đổi về văn hóa và dân số;…

Do vậy, dù với nội dung hay hình thức nào, về bản chất, chủ nghĩa dân túy cũng vẫn là một loại tư tưởng tiểu tư sản, duy tâm, phản khoa học, không tưởng, mị dân và thậm chí phản động đối với bất kỳ chính phủ, chế độ nào trên thế giới.

4. Đặc điểm của chủ nghĩa dân túy:

– Đối tượng là nhằm vào 1 bộ phận dân chúng ví dụ như là ông Thaksin lấy người dân ở nông thôn, Evo Morales, tổng thống dân túy của Bolivia, đã mở rộng quyền trồng coca của nông dân thổ dân. Rodrigo Duterte, tổng thống dân túy của Philippines, đã ra lệnh cho lực lượng cảnh sát tiêu diệt những người bị nghi ngờ là buôn bán ma túy. Các nhà dân túy có thể là các nhà quân phiệt, người yêu hòa bình, … Thường là nhằm vào những tầng lớp thấp trong xã hội, ít có thông tin nhưng lại chiếm số đông

– Đối tượng đấu tranh:

+ Nhằm vào giới tinh hoa và giới cầm quyền, đây là những người có quyền lực (có liên quan tới nhà nước hoặc đảng) và ảnh hưởng nhất định tới thiết chế của xã hội mà họ cho là tham nhũng hoặc thối nát.

+ Nhằm vào những nguyên tắc hoặc cơ chế mà đã tồn tại từ nhiều năm nay mà họ cho là bất công và không công bằng. Những người này muốn phá bỏ những cái đó đi, nhưng lại không có cơ chế xây dựng được cái mới thích hợp hơn

– Phương thức đấu tranh:

+ Tìm cách tạo ra sự ủng hộ chính trị thông qua lấy lòng 1 bộ phận người dân. Ví dụ: Thaksin ở Thái Lan, Obama ở Mỹ (Obama care)…

+ Lợi dụng mâu thuẫn xã hội về quan điểm hoặc lợi ích có mâu thuẫn giữa người dân và chính quyền để kích động

+ Chủ yếu đấu tranh qua bầu cử, đại hội và mang tính chất “cải lương” ở cách chính sách, chủ trương

– Bất mãn rõ rệt với hệ thống chính trị, bất mãn với chính sách, bất mãn với phong cách lãnh đạo, … cổ súy người dân làm chính trị để gây sức ép dư luận. Nhân vật lãnh đạo những nhóm này thường là những người có mưu đồ chính trị lớn, có khả năng hùng biện, lôi kéo đám đông. Ví dụ ở Hồng Kong hiện nay.

– Nhân danh nhân dân nhưng lại có lợi ích cá nhân hoặc 1 nhóm. Rất dễ chỉ ra điểm yếu của chính quyền để công kích, nhưng họ lại không có giải pháp thay thế thì không làm được!!! Phần lớn những nhân vật này thắng cử 1 thời gian thì cũng bay màu "hình ảnh" thôi, ví dụ bà Aung San Suu Kyi, Donald Trump…

– Tính bền vững phong trào dân túy không cao, qua thời gian thì không còn hấp dẫn với người dân nhưng lại nhanh chóng được tái tạo lại bởi một "nhà dân túy" khác.

5. Những xu hướng và hình thức cơ bản

– Chủ nghĩa dân túy cánh tả:

+ Chủ nghĩa dân túy cánh tả (left-wing/leftist populism) phổ biến ở khu vực Mỹ Latinh và Nam Âu, được sự ủng hộ của người nghèo và hướng theo các chương trình xã hội tái phân phối lợi ích, khắc phục tình trạng bất bình đẳng về kinh tế; không nhấn mạnh vấn đề sắc tộc hoặc nhập cư.

+ Trọng tâm chính trị của chủ nghĩa dân túy cánh tả là nó giả định rằng giữa người dân và giới tinh hoa (the elite World) tồn tại một quan hệ đối kháng căn nguyên. Sau khi tan rã, phong trào dân túy đã để lại nhiều ảnh hưởng trong nhận thức chính trị cũng như chính sách của các lãnh đạo Mỹ trong đó có chính sách kinh tế mới của Tổng thống Franklin Roosevelt.

– Chủ nghĩa dân túy cánh hữu: Chủ nghĩa dân túy cánh hữu (right-wing/rightist populism) phổ biến ở khu vực Bắc Âu, chủ trương bảo vệ các nhà nước phúc lợi nhưng không mở rộng dịch vụ, trợ cấp xã hội, dựa vào tầng lớp trung lưu, nhấn mạnh yếu tố sắc tộc và chống người nhập cư; những người thuộc tầng lớp lao động ở Mỹ ủng hộ Tổng thống Donald Trump;… Chủ nghĩa dân túy cánh hữu thường được dùng để nói về những thủ đoạn chính trị mang tính chất mị dân nhằm lôi kéo tranh thủ của quần chúng nhân dân, không chỉ hướng lên nhóm bên trên mà còn hướng ra một nhóm bên ngoài. Chủ nghĩa dân túy cánh hữu cũng khác với chủ nghĩa bảo thủ thường gắn với tầng lớp doanh nhân chống lại các nhà phê bình và các nhóm đối kháng bên dưới.

6. Điều kiện cần và đủ để hình thành:

+ Ngoài yếu tố là tình hình chính trị xã hội phức tạp thì khi lòng tin mà người dân vào hệ thống chính quyền xuống thấp, khi đó họ cần tìm 1 chủ nghĩa khác để thay thế!!!

+ Thường phải gắn với 1 vài cá nhân nào đó, lợi dụng đám đông hoặc truyền thông để bôi nhọ lượng lượng chính thống hoặc các chính sách. Biểu hiện như ở các cuộc bầu cử của phương tây như vấn đề nhập cư, vấn đề an sinh xã hội

7. Nguyên nhân làm xuất hiện những biểu hiện của chủ nghĩa dân túy ở Việt Nam hiện nay là do:

+ Một là, ảnh hưởng của những nhân tố quốc tế, như mặt trái của kinh tế thị trường, toàn cầu hóa, thông tin mạng toàn cầu; quá trình cá nhân hóa thông tin tăng nhanh, thông tin giả tràn lan, làm cho người dân hiểu không đủ, không rõ, không kịp nhiều vấn đề, dễ hoang mang, bị thông tin giả chi phối, dẫn dắt; sự lợi dụng, lôi kéo, kích động, xúi giục, mua chuộc và chống phá, can thiệp của các thế lực thù địch từ bên ngoài.

+ Hai là, ảnh hưởng của những nhân tố trong nước, như những hạn chế, khó khăn trong phát triển đất nước; sự gia tăng tình trạng phân hóa giàu – nghèo, bất bình đẳng xã hội; sự suy thoái, tham nhũng, lãng phí, quan liêu, tình trạng “lợi ích nhóm”, vi phạm dân chủ

+ Ba là, công tác tuyên truyền, cung cấp thông tin chưa thật sự đầy đủ, chính xác và kịp thời, trong khi trình độ văn hóa, pháp luật và trình độ dân trí nói chung trong xã hội chưa cao, nhận thức của người dân vẫn còn những hạn chế, nhất là chưa phân biệt rõ giữa dân chủ và dân túy.

Kết luận:

Chủ nghĩa dân túy là một học thuyết mong manh, là 1 công cụ chính trị, thường là những nhóm bất mãn, cơ hội chính trị. Chỉ mượn danh nhân dân để thực hiện mưu đồ chính trị gây tác động tiêu cực đến chính trị xã hội, kinh tế.

Tham khảo:

https://www.researchgate.net/…/336769642_Nhung_cach_tiep_ca…

http://lyluanchinhtri.vn/…/3094-chu-nghia-dan-tuy-va-phong-…

http://tuyengiao.vn/…/ve-chu-nghia-dan-tuy-va-dau-tranh-nga…

https://www.nhandan.com.vn/…/36396102-chu-nghia-dan-tuy-va-…

http://nghiencuuquocte.org/20…/…/04/chu-nghia-dan-tuy-la-gi/

https://www.youtube.com/watch?v=fUnbpqwvBpQ&t=2s

Và một số nguồn khác!!!

-Nhiêuu Bùi-

Nguồn: Tổng hợp