Năm 2017, trong Chiến Lang 2, Ngô Kinh giương cao cờ Tung Của tung hô tinh thần đại Hán. Và phim này trở thành phim đạt doanh thu phòng vé lớn nhất điện ảnh Trung Quốc, vượt qua "Mỹ Nhân Ngư" cửa Tinh gia.

Một năm sau đó, anh ta bị tố lại là trùm trốn thuế và bị tổ quốc bêu tên trước cả nước và số tiền trốn thuế lên gần đến 30 triệu USD (vẫn thua Phạm Băng Băng)… cũng trong năm đó, ngoài Ngô Kinh, danh sách 17 nghệ sĩ còn có những cái tên lớn như vợ chồng Huỳnh Hiểu Minh – Angelababy, vợ chồng Tôn Lệ – Đặng Siêu, Triệu Lệ Dĩnh, Lý Dịch Phong, Dương Mịch, Triệu Vy, Chương Tử Di, Châu Tấn.

Ngoài ra, danh sách bị thẩm tra xuất hiện những tên tuổi kỳ cựu như: Thành Long, Châu Nhuận Phát, Lưu Đức Hoa, Luhan Lộc Hàm, Ngô Diệc Phàm, Lý Dịch Phong, Đường Yên, Vương Phi, Trần Kiều Ân, Trần Vỹ Đình, Lương Triều Vỹ, Chân Tử Đan, Hồ Ca, Dương Dương, Trần Khôn,…

Trong vấn đề thuế vụ, những năm gần đây, sau vụ án trốn thuế của Phạm Gia thì chính phủ Trung Quốc cũng đã ban hành các chỉ thị trong việc trả thù lao cho người nổi tiếng và các công ty sản xuất hàng đầu, nhằm ngăn chặn việc những ngôi sao lớn được nhận khoản cát-xê quá lớn… mà những sao nhỏ, hoặc diễn viên, người tham gia trong đoàn làm phim bị chèn ép mức thù lao.

Đối với phim truyền hình và điện ảnh, thù lao của các diễn viên nước này sẽ bị giới hạn ở mức 40% tổng chi phí sản xuất. Trong khi đó, các diễn viên hàng đầu không thể được trả hơn 70% tổng số tiền thù lao của toàn bộ dàn diễn viên.

Đối với việc tham gia show truyền hình thực tế, các nghệ sĩ tham gia toàn bộ show không được nhận số tiền vượt quá 10 triệu NDT (tương đương 35 tỷ đồng). Đối với khách mời của 1 tập cũng không được nhận cát-xê vượt quá 800 ngàn NDT (tương đương ~2,8 tỷ đồng).

Ngoài ra, thuế vụ đang đánh mạnh vào túi tiền của các nghệ sĩ xứ Trung khi tăng mức thuế thu nhập tỷ suất từ 6,7% lên 42% và bắt đầu có hiệu lực từ 1/8/2018.

Không chỉ vậy, theo quy định tỉ suất rạp chiếu, doanh thu phòng vé phải trích lại 5% để nộp vào ngân sách nhà nước, 3,3% doanh số nộp thuế.

Phần còn lại được chia sẻ cho đơn vị sản xuất và đơn vị phát hành phim. Thông thường tỷ lệ phân chia ở mức 43% và 57%.

Tổng cục thuế Đại lục yêu cầu ngành điện ảnh và truyền hình tự tiến hành điều tra nội bộ đối với vấn đề thuế vụ trong khoảng thời gian 3 năm từ 2016 đến 2018.

Tất cả những trường hợp có tổng thu nhập 3 năm qua đạt 70% trở nên đều phải tiến hành tính theo mức thuế thu nhập cá nhân, phải nộp bù số tiền thuế còn thiếu và cả chi phí phát sinh do nộp thuế muộn.

Việc nộp bù khoản thuế còn thiếu sẽ được chia làm 3 giai đoạn, trong đó giai đoạn thứ 3 sẽ được tính vào sau tháng 3 năm 2019.

Nếu phát hiện trường hợp cố tình trốn thuế, thì ngoài việc phải nộp bù thuế, sẽ bị xử phạt nghiêm trọng, cũng có thể sẽ truy cứu trách nhiệm hình sự.

P/s: Cho nên rất nhiều nghệ sĩ hạng A,B của Trung Quốc đều lập Công ty điện ảnh tại Tân Cương để hưởng mức thuế 0%!

Nguồn: Tổng hợp