Bài 1: Lịch sử "vườn rau" Lộc Hưng: https://www.facebook.com/baolua.8/posts/1070086589866372

Bài 2: Tại sao lại "cưỡng chế" và mức độ vi phạm: https://www.facebook.com/baolua.8/posts/1069944586547239

Bài 3: Dư luận "công giáo" và người dân quanh "vườn rau" Lộc Hưng ra sao: https://www.facebook.com/baolua.8/posts/1069439686597729

Dưới đây là hình ảnh "vườn rau" Lộc Hưng từ năm 2012 – 2018, mới có 06 năm mà thay đổi quá… Có ai nhìn thấy "vườn rau" ở đâu không ? (ảnh)

Từ tháng 9/2017, UBND Tân Bình gửi công văn xuống thông báo về việc sẽ tiến hành "cưỡng chế" thu hồi mặt bằng những hộ gia đình sống trái pháp luật. Sau đó, UBND Tân Bình còn tổ chức cả mấy đợt tiếp xúc các hộ dân để tuyên truyền, vận động..vân vân và mây mây… rầm rộ cả mấy tháng trời. Tuy nhiên, thực tế từ hơn 10 năm nay khi Dự án xây dựng cụm trường học được thông qua thì UBND Tân Bình đã tổ chức nhiều đợt vận động rồi chứ không phải mới gần đây.

Nghĩa là chuyện "vân động, giải thích, tuyên truyền các kiểu" trước khi "cưỡng chế" đã được thực hiện không chỉ hơn 10 năm qua mà còn được làm rầm rộ, mạnh mẽ hơn từ 01 năm trước rồi mà 89 hộ dân với 200 căn nhà (?) ở đây vẫn không chịu tuân theo pháp luật thì trách gì Chính quyền mạnh tay!!!

Tại sao lại "cưỡng chế" gần Tết ?

Vì lợi dụng trong Tết, cán bộ và ngày nghỉ lễ của cả nước, những kẻ chống đối mà ở đây là 89 hộ dân sống "phạm pháp" sẽ xây dựng mạnh nhất, đặc biệt là cuối năm, họ xây rất mau, không cần kiên cố, cũng chả cần theo kiến trúc gì, miễn là thành hình cái nhà là được, xây trong Tết luôn, chưa kể thuê nhân công xây giờ rất rẻ (kiếm tí chút ăn tết) nên xây sẽ được càng nhiều, càng nhanh. Cho nên phải "cưỡng chế" trước Tết, không thì qua Tết ở đó có mà thành pháo đài.

Sau khi thu hồi mặt bằng thì đất dùng để làm gì ?

Dự án “Xây dựng cụm 3 trường học công lập đạt chuẩn quốc gia” (gồm Trường THCS, Tiểu Học, Mầm Non và khu công viên cây xanh) dự kiến tại phường 6 Quận Tân Bình trên khu đất vườn rau có quy mô là 50.308,7m2.

Ban đầu trong kế hoạch, đất sẽ giao cho công ty T&T với hình thức Hợp đồng xây dựng – chuyển giao (BT). Nhưng qua tết 2018, thì có quyết định của Thủ tướng ký lệnh bỏ, chuyển về vốn thành phố. Tức không dùng BT mà lấy nguồn trực tiếp từ ngân sách nhà nước!

Hiện tại dự án đang chờ thành phố chấp thuận chủ trương đầu tư, với vốn dự kiến hơn 1.000 tỉ, trong đó chi 420 tỉ cho tiền đền bù giải tỏa, con số trước đây do Sở Xây Dựng Tp.HCM duyệt dự án là 800 tỉ.

P/s: Cấm xây dựng từ 2008 mà đến 2018 nhà mọc chi chít thế này thì chứng tỏ "MỨC ĐỘ CHẤP HÀNH LUẬT" của Giáo dân "vườn rau" Lộc Hưng cao như nào rồi he!

Nguồn: Tổng hợp