Toàn cảnh vụ tranh chấp đất ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội

Biến cố ở Đồng Tâm có thể coi bắt nguồn từ năm 1980 khi Bộ Quốc phòng được giao xây dựng sân bay Miếu Môn (sân bay chiến lược bảo vệ Hà Nội và miền Bắc Việt Nam) trên địa bàn 4 xã thuộc 2 huyện Chương Mỹ và Mỹ Đức, trong đó có một phần diện tích tại Đồng Tâm.

Đến năm 2014, Bộ Quốc Phòng có quyết định giao đất cho Tập đoàn Viễn thông quân đội (Viettel) tiếp nhận, quản lý, sử dụng vào công trình quốc phòng A1, trong đó có 46 ha thuộc xã Đồng Tâm. Đây là khu đất đồng Sênh, nơi người dân canh tác hàng chục năm qua. Dân muốn thành phố làm rõ trắng, đen ranh giới đâu là đất nông nghiệp, đâu là đất quốc phòng và khi thu hồi cần có giấy tờ cụ thể.

Từ cuối năm 2016, tình hình nội bộ nhân dân tại xã Đồng Tâm diễn biến phức tạp, liên quan chủ yếu đến việc số công dân khiếu kiện, tổ chức các hoạt động “đòi đất” quốc phòng.

Đầu tháng 3/2017, số công dân khiếu kiện tại địa bàn đã tổ chức tập trung đông người tại trụ sở UBND xã Đồng Tâm khi các đoàn công tác của huyện đến thực hiện nhiệm vụ; có nhiều hành vi gây mất an ninh trật tự.

Vụ việc lên đến đỉnh điểm vào ngày 15/4/2017, khi 4 người bị bắt để phục vụ điều tra vụ án Gây rối trật tự công cộng liên quan đến giải tỏa đất ở xã Đồng Tâm. Hành động này vấp phải sự phản ứng dữ dội của người dân, trong số đó có ông Lê Đình Kình (82 tuổi), người có tiếng nói và ảnh hưởng lớn đối với dân làng Hoành (Đồng Tâm). Ông Kình đồng thời cũng là một Đảng viên, là nguyên Bí thư Đảng uỷ, chủ tịch UBND xã Đồng Tâm giai đoạn những năm 1980.

Ngay sau khi Công an Thành phố triển khai bắt giữ những người trên, rất nhiều người dân xã Đồng Tâm đã tập trung bao vây, không cho xe ô tô của các lực lượng làm nhiệm vụ ra khỏi địa bàn; chặn và đập phá 5 xe ô tô của lực lượng chức năng (gồm 1 xe chở quân, 3 xe Innova, 1 xe cứu thương); bắt giữ 38 cán bộ huyện Mỹ Đức và cán bộ, chiến sỹ Công an thành phố Hà Nội tại Nhà văn hóa thôn Hoành.

Người dân Đồng Tâm đã bắt giữ 38 chiến sĩ công an và cán bộ địa phương làm con tin

Người dân Đồng Tâm đã bắt giữ 38 chiến sĩ công an và cán bộ địa phương làm con tin

Ngày 18/4/2017, người dân Đồng Tâm đã thả 15 cảnh sát cơ động và 3 người tự giải thoát. Cùng ngày, 4 người dân Đồng tâm bị bắt trước đó cũng được thả. Thường trực Thành ủy Hà Nội phân công Chủ tịch TP Nguyễn Đức Chung xuống tận nơi để đối thoại và giải quyết bức xúc của người dân.

Chiều 20/4/2017, ông Nguyễn Đức Chung có mặt tại Mỹ Đức để đối thoại với người dân Đồng Tâm nhưng người dân không đến.

Sáng 21/4/2017, người dân thôn Hoành thả thêm ông Đặng Văn Cảnh – Trưởng ban Tuyên giáo huyện Mỹ Đức.

Ngày 22/4/2017, ông Nguyễn Đức Chung tiếp tục về UBND xã Đồng Tâm đối thoại trực tiếp với người dân. Sau gần 2 giờ làm việc, toàn bộ 19 người bị bắt giữ đã được thả.

Ngày 19/7/2017, Thanh tra thành phố Hà Nội công bố kết quả thanh tra toàn diện việc quản lý, sử dụng và quá trình xử lý từ trước tới nay, khẳng định toàn bộ diện tích đất sân bay Miếu Môn thuộc địa giới hành chính xã Đồng Tâm là đất quốc phòng chứ KHÔNG PHẢI đất nông nghiệp diện tích 59ha hoặc 49ha xứ đồng Sênh như ông Lê Đình Kình và một số công dân nêu.

Bản đồ quy hoạch phạm vi quản lý đất sân bay Miếu Môn

Bản đồ phạm vi quản lý đất sân bay Miếu Môn được xác lập từ năm 1992, có chữ ký của chủ tịch UBND các xã giáp ranh, trong đó có Đồng Tâm. Bản đồ thể hiện toàn bộ diện tích đất sân bay Miếu Môn thuộc địa giới hành chính xã Đồng Tâm là đất quốc phòng.

Theo đó, toàn bộ diện tích đất sân bay Miếu Môn thuộc địa giới hành chính xã Đồng Tâm là đất quốc phòng do các đơn vị quân đội quản lý theo Quyết định số 113/TTg ngày 14/4/1980 của Thủ tướng Chính phủ. Từ năm 1981, các đơn vị quốc phòng đã ký hợp đồng canh tác đất tăng gia hàng năm với UBND xã Đồng Tâm để UBND xã giao cho các đội sử dụng vào mục đích nông nghiệp, ban đầu chỉ có 5 hộ gia đình. Tuy nhiên, UBND xã Đồng Tâm đã buông lỏng quản lý để các hộ dân tự ý xây dựng trái phép trên đất quốc phòng, sau đó mua bán chuyển nhượng trái phép thành 14 hộ như hiện nay. Cụ thể, từ năm 2002 đến năm 2013, một số cán bộ, lãnh đạo xã Đồng Tâm vì động cơ vụ lợi đã cấp, giao đất (trái thẩm quyền), hợp thức đất lấn chiếm cho một số hộ dân trái quy định.

Liên quan đến vụ việc có 19 cá nhân sai phạm đã bị kỷ luật về Đảng với 8 người bị khai trừ, 14 cựu cán bộ giao đất sai quy định đã bị khởi tố hình sự.

Mặc dù vậy, ông Lê Đình Kình vẫn không đồng tình và gửi đơn khiếu kiện lên Thanh tra Chính phủ.

Chiều ngày 25/4/2019, Thanh tra Chính phủ khẳng định Kết luận thanh tra số 2346 ngày 19/7/2017 của thành phố Hà Nội là hoàn toàn chính xác, hiện trạng đất sân bay Miếu Môn không có thay đổi, không chuyển dịch mốc giới theo đo đạc của cơ quan chuyên môn, không có việc tăng hay giảm diện tích đất sân bay Miếu Môn và xã Đồng Tâm.

Tháng 8 và tháng 11/2019, Thanh tra Chính phủ và thành phố Hà Nội lần lượt có các cuộc họp để thông tin, đối thoại với nhiều người dân xã Đồng Tâm và các xã liên quan nhằm vận động nhân dân hiểu, đồng thuận và tạo điều kiện để Quân chủng phòng không tiến hành xây dựng hàng rào khu vực đất sân bay Miếu Môn.

Từ ngày 31/12/2019, một số đơn vị của Bộ Quốc phòng phối hợp với cơ quan chức năng tiến hành xây dựng tường rào bảo vệ sân bay Miếu Môn thì gặp phải sự quấy phá của nhóm khoảng 30 người do Lê Đình Kình cùng con trai là Lê Đình Công tổ chức.

Sau hơn 1 tuần bị các đối tượng nhiều lần gây rối, sáng ngày 9/1/2019, lực lượng chức năng phải triển khai các biện pháp đảm bảo an ninh trật tự, bảo vệ khu vực thi công tường rào sân bay Miếu Môn. Khi lực lượng chức năng vừa tiến vào cổng làng Hoành thì bị các đối tượng tấn công.

Dù lực lượng chức năng đã dùng loa kêu gọi không được hành động vượt quá giới hạn, nhưng các đối tượng chống đối vẫn rất manh động, ném bom xăng, sử dụng lựu đạn, dao phóng tấn công khiến 3 cán bộ, chiến sĩ công an hy sinh.

Kết quả cuối cùng: 03 cán bộ chiến sĩ Công an hy sinh, 01 đối tượng chống đối chết, 01 đối tượng bị thương. Khoảng 30 đối tượng đã bị khống chế và bắt giữ.

Vậy tại sao Lê Đình Kình cùng những kẻ không liên quan lại đi kiện cáo và phản đối khi họ không có quyền và lợi ích hợp pháp tại khu vực đó?

Cần nhấn mạnh rằng, trong số 14 hộ gia đình đang sử dụng đất quốc phòng không có gia đình của ông Lê Đình Kình. Và tất cả 14 hộ dân liên quan đến đất Đồng Tâm đều đã đồng thuận nhận tiền đền bù và di dời theo phương án mới của thành phố.

Câu trả lời là sau khi lục soát nhà Lê Đình Kình và các đối tượng khác, công an đã phát hiện rất nhiều giấy tờ Lê Đình Kình hứa sẽ chia mỗi người tham gia nhóm Đồng Thuận từ 10-15m2 đất trong khu vực tranh chấp với Quân đội và nhiều lời hứa hẹn khác… Ngoài ra, còn các giấy tờ liên quan đến việc cha con Lê Đình Kình nhận hàng tỷ đồng từ các hộ dân ở Đồng Tâm để Kình đại diện đi kiện cáo “hộ”, giấy tờ thanh quyết toán số tiền trên trong đó Lê Đình Kình, Lê Đình Công mỗi người nhận vài trăm triệu.

Bản thu chi nội bộ của “Tổ Đồng thuận” do Lê Đình Kình cầm đầu

Bản thu chi nội bộ của “Tổ Đồng thuận” do Lê Đình Kình cầm đầu, Bùi Thị Nối làm “thủ quỹ” đã phơi bày chân dung, bản chất “đòi công lý” của đám này.

Với việc tường rào xung quanh sân bay Miếu Môn được xây dựng thì việc kiện cáo chẳng còn có cơ sở gì, cha con Kình Công tất nhiên phải hoàn trả số tiền đó. Mà tiền đã tiêu thì làm sao mà trả được nữa, chính vì vậy, bọn chúng phải cố sống cố chết ngăn cản bằng được đơn vị chức năng thực thi nhiệm vụ.

Đến giờ phút này, chắc anh chị nào trước còn mở mồm trước quốc hội bảo đám khủng bố này là “dân Đồng Tâm”, “phải trả tiền cơm nuôi cán bộ cho dân Đồng Tâm” chắc ngậm hết miệng rồi chứ. Thay vì trả tiền cho đám thảo khấu đó, xin các vị hãy bày tỏ trước công luận, gia đình chiến sỹ đã bị hi sinh, bị thương sự xin lỗi sâu sắc nhất. Đó là việc nên làm nhất lúc này.

Câu hỏi thứ 2 là tại sao quy hoạch nằm ở 4 xã mà chỉ có một bộ phận tại Đồng Tâm có mâu thuẫn với chính quyền trong khi diện tích quy hoạch tại Đồng Tâm không hề cao so với 3 xã còn lại?

Để trả lời câu hỏi này, xin trích dẫn quan điểm của Facebooker Bão Lửa như sau:

Vụ việc Đồng Tâm, một lần nữa đánh một hồi chuông quá muộn, quá đau thương về chủ nghĩa dân túy. Một số đại biểu quốc hội như Dương Trung Quốc, Lưu Bình Nhưỡng đã có những cái hiểu không hề đầy đủ về vụ việc và có những phát ngôn đậm chất “dân túy”, ngay đến việc chủ tịch Chung xuất hiện và giải quyết vụ việc bằng “những cái bắt tay” đã khiến cho vụ việc này, cứ mãi mãi trở thành một điểm đen ở phía ngoại ô Hà Nội trong 2 năm qua.

Về bản chất vụ việc, vụ Đồng Tâm và vụ vườn rau Lộc Hưng có tính chất khá tương đồng, một nhóm người lấn chiế.m đất đai kèm theo sợ thờ ơ, vô trách nhiệm, vụ lợi của nhiều lãnh đạo xã – những ông vua con trong xã hội đương thời đã đẩy Nhà nước và chính quyền vào tình thế khó xử lý. Tại Việt Nam, việc lấn chiếm đất đai đã trở thành một vấn nạy, đây là một sự việc theo đúng cụm từ “xưa cũ” dân gian, quan tham. Luận điểm của phe Đồng Tâm, Lộc Hưng có thể nói đơn giản thế này, họ đã ở đó từ rất lâu rồi và việc thu hồi đất là sai, nhưng khi chính quyền đưa ra giấy tờ và hình ảnh chứng minh họ lấn chiếm mới đây thì bắt đầu: “Cào l** ăn vạ”.

Xin đừng nhầm lẫn với vụ Thủ Thiêm, đây là hành vi lợi ích nhóm của chính quyền thành phố Hồ Chí Minh, mới đây, cựu bí thư Lê Thanh Hải đã chuẩn bị vào “lò” vì những sai phạm tại Thủ Thiêm.

Mình nhớ đến câu nói của một đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc: “Hà Nội đã thanh toán tiền cơm cho nhân dân Đòng Tâm chưa (?). Câu từ này rất thâm hiểm, vì nó đánh đồng việc bắt giữ người trái pháp luật của một bộ phận dân cư Đồng Tâm hoặc nhóm “Đồng Thuận”, “hợp thức hóa” sai phạm, phủ định việc trấn áp tội phạm của những người thực thi pháp luật, gián tiếp tước đi quyền lợi và nghĩa vụ thực thi pháp luật của các bộ phận nhiệm vụ. Giờ đây, chính những người “nuôi cán bộ” đấy lại là những người đã n ã sú.ng, n é m mì.n vào các chiến sĩ.

Máu của các chiến sĩ, mạng sống của họ, ai “giữ” đây hả ông.
P/s: Không biết ông Dương Trung Quốc có đi đám tang Lê Đình Kình không?

Lê Đình Kình là Dân hay Giặc?

Bản thân Lê Đình Kình không chỉ là một Đảng viên mà còn là nguyên Bí thư Đảng uỷ, chủ tịch UBND xã Đồng Tâm giai đoạn những năm 1980. Ông ta sống đến tận bây giờ vẫn minh mẫn chứ ko phải lú lẫn, chẳng lẽ không hiểu rõ về khu đất đó hay sao?

Hơn nữa trước đó, ngày 27/8/2019 Thanh tra Chính phủ và UBND TP. Hà Nội đã tổ chức hội nghị thông tin đến các cơ quan báo chí về kết luận thanh tra toàn diện về việc quản lý, sử dụng và quá trình xử lý từ trước đến nay đối với diện tích đất khu sân bay Miếu Môn thuộc địa giới hành chính xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức. Bản đồ phạm vi quản lý đất sân bay Miếu Môn được xác lập từ năm 1992, có chữ ký của chủ tịch UBND các xã giáp ranh, trong đó có cả xã Đồng Tâm.

Trong nhiều năm xảy ra tranh chấp (từ 2013 đến nay), đã tốn không biết bao nhiêu giấy mực, thời gian, tiền bạc, con người,… tất cả đều là tiền – thậm chí có thể nói là rất rất nhiều tiền! Chỉ để chứng minh cho một nhóm lợi ích ở xã Đồng Tâm đấy là đất quốc phòng. Trong khi nhóm lợi ích đó thực tế đã biết rõ sự thật này, chẳng qua bọn chúng thấy đấy là một “miếng ăn” béo bở nên cứ cố gắng lợi dụng để kích động người dân, kêu gọi tài trợ để trục lợi.

Cũng phải nói thêm, có thể bố con Lê Đình Kình, Lê Đình Công cũng chính là nạn nhân của bọn phản động khi bị bọn này lợi dụng để quấy phá, chống đối cơ quan chức năng… Và 2 bố con y đã để sự việc đi quá xa khi chuẩn bị vũ khí (có cả lựu đạn – từ đâu mà có?) sẵn sàng tấn công lại cơ quan chức năng.

Chẳng nhẽ chính quyền lại phải tiếp tục mất thời gian để chứng minh cho những kẻ phản động một sự thật đã rõ như ban ngày hay sao?

PS: Công an trong vụ này còn quá hiền nên mới để xảy ra hậu quả là 3 người lính hy sinh. Tất nhiên do tư tưởng nhân đạo trong chính sách hình sự của Đảng và nhà nước nên chưa coi bọn chúng là những kẻ khủng bố. Nếu chính quyền không khoan hồng thì với nhóm thảo khấu 30 người chứ kể cả là 300 người thì cũng sẽ bị tiêu diệt trong một nốt nhạc chứ làm gì phải giằng co, tuyên truyền mỏi mồm không được thì mới phải dùng đến vũ lực.

Nguồn: Internet