Sau khi Donald Trump lên cầm quyền, chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc đã có sự thay đổi lớn. Từ năm 2009, quan hệ Trung-Mỹ dần phát triển theo chiều hướng tiêu cực, nghĩa là quan hệ hai nước bắt đầu thay đổi dưới thời Barack Obama, tuy nhiên nó đã không được thể hiện một cách rõ ràng như sau khi Donald Trump lên làm tổng thống. Các vấn đề trong quan hệ Trung-Mỹ hiện nay bao gồm va chạm kinh tế-thương mại, Hong Kong, Đài Loan, nhân quyền, Biển Đông, tách rời công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ… trên thực tế những vấn đề này đã xuất hiện trước khi Donald Trump lên cầm quyền.

Trước khi lên nắm quyền, việc Donald Trump điện đàm với nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn đã dẫn tới sự phản đối của nhiều người ở trong nước, cũng như Trung Quốc. Ngược lại, sau khi lên cầm quyền, Donald Trump lại không có những động thái quá tiêu cực đối với vấn đề Đài Loan, mà chủ yếu dồn lực vào quan hệ kinh tế thương mại với Trung Quốc để tìm cách thu hẹp thặng dư thương mại của Trung Quốc với Mỹ. Điều này phù hợp với đặc điểm cầm quyền của Donald Trump, nghĩa là chủ yếu dồn sức để phục hồi nền kinh tế Mỹ, cố gắng đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại.

Donald Trump và Ngoại trưởng, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cùng các trợ lý của ông đều xác định Trung Quốc là đối thủ chiến lược chủ yếu, nghĩa là “đối thủ cạnh tranh” chiến lược và “quốc gia theo chủ nghĩa xét lại”.

Theo đó, ý nghĩa của “quốc gia theo chủ nghĩa xét lại” là đề cập đến việc Trung Quốc muốn thay đổi trật tự quốc tế hiện nay, không hài lòng với trật tự quốc tế do Mỹ lãnh đạo. Sau đó, Mỹ tuyên bố cần phải dựa vào cách tiếp cận của cả chính phủ để cạnh tranh chiến lược dài hạn toàn diện với Trung Quốc.

Sự kiện lớn nhất sau khi Donald Trump lên cầm quyền là Mỹ khơi mào tạo va chạm thương mại với Trung Quốc, sau cùng biến thành cuộc chiến thương mại. Với cuộc chiến thương mại, lệnh trừng phạt vào các Cty của Trung Quốc, hay ủng hộ Đài Loan, Hong Kong và thậm chí là các dự luật nhân quyền mà báo chí vẽ ra rằng "Trung Quốc đang gặp nhiều bất lợi, Trung Quốc đang bị Trump "tuýt còi", Trung Quốc đang bị kiềm hãm… vân vân và mây mây…" thì hầu hết những người ghét Trung Quốc mù quáng đều cảm thấy Trump thật vĩ đại, thậm chí coi Trump sẽ là người "tiêu diệt" được Trung Quốc.

Tuy nhiên, nếu đi sâu xem xét tổng quan các vấn đề mà Trump tạo ra dù dính hay không dính tới Trung Quốc mới thấy rằng Trump đang tạo lợi thế chiến lược cho Bắc Kinh trong bốn lĩnh vực: "An ninh khu vực, thương mại, cạnh tranh chiến lược và hệ thống chính trị".

Cụ thể:

1. Về an ninh khu vực

Với cách tiếp cận hẹp hòi và hẹp lòng ''Nước Mỹ trên hết'' của chính quyền Trump đối với các vấn đề quốc tế đang làm xói mòn vị thế lãnh đạo của Hoa Kỳ, mở ra không gian cho Bắc Kinh.

Các quyết định như triển khai tên lửa mới tới châu Á và giúp Đài Loan hỗ trợ nhiều hơn khiến Bắc Kinh lo lắng. Nhưng Trump cũng đang làm suy yếu hệ thống liên minh và uy tín của Mỹ trong khu vực, bằng cách gây sức ép buộc Nhật Bản và Hàn Quốc phải trả nhiều tiền hơn cho quân đội Mỹ đóng tại các quốc gia này và nhắm vào các đồng minh này trong các biện pháp bảo hộ thương mại. Những điều này gây hậu quả sâu sắc trong khả năng cạnh tranh với Trung Quốc của Mỹ trong những năm tới.

Vào thời điểm ảnh hưởng chính trị và khả năng quân sự của Trung Quốc đang tăng lên (gây hấn mạnh ở Biển Đông, hung hăng đe dọa Đài Loan…), thì bất kể những tuyên bố hung hăng được đưa ra liên tục trên tweet thì Trump đã dành cho Bắc Kinh một không gian để mở rộng ảnh hưởng trên khắp châu Á. Quan trọng hơn nữa là Trump đã làm suy yếu một cách toàn diện thế lãnh đạo toàn cầu của Washington khi đã nhiều lần họp bàn các vấn đề quốc tế thì 01 là Mỹ không tham gia, 02 là Mỹ tự chơi một mình.

2. Về thương mại

Không thể phủ nhận rằng nước Mỹ dưới thời Trump đã có nhiều bước thay đổi tích cực về kinh tế, đời sống như mức tăng trưởng GDP trong khoảng từ 2% – 3% (năm 2019, tăng trưởng GDP lên tới 2,3%, thấp hơn năm 2018 đạt 2,9%) so với 2 vị tiền nhiệm chỉ đạt trung bình 2,1% mỗi năm và ỉ lệ thất nghiệp dưới thời Trump có lúc ;à 3,7% (thấp nhất ở Mỹ trong vòng 50 năm qua), cũng như lần đầu tiên tăng trưởng tiền lương ở Mỹ đạt hơn 3% trong vòng 10 năm với thu nhập trung bình của hộ gia đình ở Mỹ đã tăng lên 63.179 USD. Có điều nợ công của Mỹ đã rơi vào khoảng hơn 22.000 tỷ USD, thâm hụt ngân sách ngày càng tăng kể từ năm 2017 khi Trump xóa bỏ bớt một số loại thuế và điều đáng sợ nhát là thâm hụt thương mại của Mỹ đạt 891 tỷ USD vào năm 2018 (năm 2019 còn 866 tỷ-giảm 17,6%), do nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc bị ảnh hưởng vì các mức thuế trừng phạt của Trump).

Nhưng khi Trump đang hủy bỏ các hiệp định thương mại hợp tác vốn là trung tâm của chính sách kinh tế quốc tế của Hoa Kỳ thì Bắc Kinh đang trong giai đoạn đàm phán cuối cho Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực, một thỏa thuận sẽ ràng buộc Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Mới Zealand, và 10 Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á thành một khối thương mại lớn nhất thế giới. Trung Quốc cũng đã phát huy vai trò dẫn dắt trong các cơ chế quốc tế không có sự tham gia của Mỹ như Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS), Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO), Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB)…, tích cực thúc đẩy xây dựng sáng kiến “Vành đai và Con đường” (BRI).

Sự gia tăng của chủ nghĩa dân túy, chủ nghĩa cô lập, chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa bảo hộ ở Hoa Kỳ cũng như các nơi trên thế giới sẽ có tác động đáng kể đến thương mại và đầu tư quốc tế. Và Trump là người có quan điểm thương mại là một trò chơi có bên thua, bên thắng chứ không phải 2 bên cùng thắng. Do đó, Trump thích chơi song phương và sẽ thay đổi luật chơi về đầu tư, thương mại… nhưng điều này khiến nhiều thành phần quan trọng trong nước Mỹ (như nông dân) đang phải vật lộn với chiến tranh thương mại Mỹ-Trung suốt 3 năm qua. Áp lực chính trị từ quá trình luận tội làm tăng thêm áp lực cho Trump phải tìm lấy một thỏa thuận với Bắc Kinh và tuyên bố "chiến thắng".

Vào cuối tháng 2/2020, Văn phòng Đại diện thương mại Mỹ đã nhập khẩu hơn 10 chủng loại vật tư y tế miễn thuế từ Trung Quốc như khẩu trang, găng tay y tế… Đây là chuyện tốt đối với Trung Quốc, song sau đó Washington nhận ra rằng vẫn cần nhập khẩu thuốc và dược liệu, thiết bị y tế từ Bắc Kinh nên cảm thấy khó chịu, lo lắng sẽ phải phụ thuộc vào Trung Quốc trong tương lai, nên quyết định tự sản xuất hoặc mua từ các nước khác, giảm thiểu sự phụ thuộc vào các sản phẩm y tế và thuốc từ Trung Quốc, muốn tách rời khỏi Bắc Kinh… có điều việc này cực kỳ khó khăn và sẽ làm thiệt hại nặng đến các doanh nghiệp của Mỹ. Và nó cho thấy rằng, trò của Trump mang lại nhiều rủi ro hơn là khả năng chiến thắng.

Bên cạnh đó, quan hệ Trung-Nga đã được nâng lên thành quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện trong thời đại mới, lòng tin chính trị giữa hai bên đã đạt đến một mức độ chưa từng thấy. Trung Quốc cũng chú trọng hơn đến quan hệ với các nước đang phát triển, tái lập khái niệm “mặt trận thống nhất quốc tế”, tăng cường đóng góp và đạt được thành quả nhất định đối với Liên hợp quốc và các tổ chức trực thuộc, chẳng hạn như WHO.

Tất cả những điều này cho thấy Bắc Kinh đã nhận thức rõ những thay đổi lớn trong chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc, có những điều chỉnh tương ứng về chiến lược, tư duy và chính sách cụ thể, với phương hướng là cạnh trạnh, đấu tranh kiên quyết hơn. Về cơ bản Trung Quốc nhấn mạnh cần vứt bỏ ảo tưởng đối với Mỹ, chuẩn bị đối diện với những thách thức ngặt nghèo, cần phải mạnh dạn đấu tranh, tăng cường ý thức cạnh tranh, thống nhất ý chí đoàn kết toàn dân (Trung Quốc)

Theo dự báo của ông Jerome Powell đứng đầu Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (FED), tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ năm 2020 có thể lên mốc đỉnh 25%. Trong quý II, kinh tế Hoa Kỳ có thể sụp đổ đến 20-30%. Hiện vẫn còn khó dự đoán kết quả của cả năm, nhưng phần lớn các chuyên gia đều đồng ý rằng sơ đồ tăng trưởng sẽ là tiêu cực.

4. Về cạnh tranh chiến lược dài hạn

Về phương diện chiến lược, Mỹ đang tiếp tục gia tăng sức ép với Trung Quốc. Trong đó, bao gồm các chính sách của Mỹ với Iran, Nga và Triều Tiên (các nước đồng minh chủ chốt với Trung Quốc) đang tạo ra tiềm năng cho sự chuyển hướng chiến lược. Mỹ cũng đang nỗ lực làm suy giảm sức ảnh hưởng của Bắc Kinh ở Liên hợp quốc và các tổ chức khác, chẳng hạn như gần đây Mỹ đã ngăn cản thành công đại diện của Trung Quốc được giới thiệu tham gia tranh cử vị trí Tổng giám đốc Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới.

Sau khi dịch COVID-19 bùng phát, Chính phủ Mỹ không những thay đổi thái độ với Trung Quốc, mà cách biểu hiện cũng “tiền hậu bất nhất”. Ban đầu, Donald Trump ca ngợi sự công khai minh bạch của Trung Quốc trong công tác phòng chống dịch, Phó tổng thống Mike Pence cũng thừa nhận Trung Quốc và Mỹ đang hợp tác, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ đã tham gia phái đoàn của Tổ chức y tế thế giới (WHO) đến Trung Quốc khảo sát dịch bệnh, phóng viên của tờ New York Times cũng đã ca ngợi cách làm của Trung Quốc, cho rằng Washington nên học tập Bắc Kinh. Tuy nhiên, sau đó Donald Trump đã liên tục có những phát ngôn chỉ trích và đổ lỗi cho Trung Quốc lẫn WHO. Điều này đã làm trầm trọng vấn đề chống dịch và ngày càng giúp Bắc Kinh đạt được những lợi thế trong vai trò "lãnh đạo mới", khi mà các quốc gia phương tây đều không đồng ý với Mỹ về việc cắt viện trợ ngân sách cho WHO hay cho rằng "covid-19 là sản phẩm do con người tạo ra trong môi trường thí nghiệm", mặc dù nhiều quốc gia đồng ý tổ chức 01 đoàn điều tra độc lập nguyên nhân của Covid-19, có điều cuộc điều tra này lại không do Mỹ dẫn đầu và rõ ràng điều đó chỉ cho thấy Trung Quốc đang có lợi thế khi mà các nước đa số đều phủ nhận việc Trung Quốc sản xuất ra coronavirus mới này.

Một cục diện thế giới vốn đã bị phân mảnh và đa dạng, cộng thêm tác động của dịch bệnh COVID-19, nên khắp thế giới đều bắt đầu xuất hiện vấn đề. Nhìn chung, kinh tế toàn cầu đang suy giảm, thậm chí có nguy cơ rơi vào suy thoái.

Trong khi Mỹ dưới thời Trump không có một kế hoạch phát triển dài hạn mà chỉ tập trung vào "đánh thuế" để thu ngân sách thì khế hoạch "Made in China 2025" của Trung Quốc nếu thành công, sẽ giúp Trung Quốc không những thoát khỏi sự phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài, mà các nhà sản xuất của Trung Quốc còn thống trị thị trường trong nước và toàn thế giới, từ đó giúp Trung Quốc thiết lập một trật tự thương mại mới toàn cầu thay thế trật tự hiện tại. Nhằm hiện thực hóa kế hoạch Made in China 2025, Trung Quốc một mặt đẩy mạnh chính sách thu hút các nhà khoa học khắp nơi trên thế giới, mặt khác tăng cường hoạt động mua và sáp nhập các công ty công nghệ nước ngoài, ép buộc các công ty nước ngoài tại Trung Quốc phải chuyển giao công nghệ, thậm chí liên tiếp bị cáo buộc tiến hành các hoạt động gián điệp công nghệ.

Đối diện với quan hệ Trung-Mỹ, đa số các nước đều không muốn tham gia vào bất cứ bên nào để đối đầu với bên còn lại. Do đó, có lẽ thế giới hiện nay không phải là cục diện lưỡng cực, Mỹ là một cực đã suy yếu, lực gắn kết giữa Mỹ và châu Âu cũng suy giảm rõ ràng sau khi Donald Trump lên cầm quyền. Thông qua tăng trưởng GDP cao và nền kinh tế định hướng xuất khẩu, đặc biệt là thông qua sáng kiến BRI, Trung Quốc đã có những đóng góp lớn cho thế giới. Địa vị quốc tế của Trung Quốc tiếp tục tăng lên là thực tế không thể phủ nhận, song Trung Quốc không thể kỳ vọng viển vông vào việc thành lập một mặt trận quốc tế để chống lại Mỹ.

5. Mặt khác, phân hóa chính trị trầm trọng tại Mỹ dưới thời ông Trump được đánh giá là đã cho Bắc Kinh một cơ hội bằng vàng:

Ở một mức độ sâu sắc hơn, vượt ra khỏi lợi ích trước mắt, quy trình luận tội và rối loạn của hệ thống chính trị Hoa Kỳ, Covid-19 được Trung Quốc xem là thất bại của nền dân chủ kiểu phương Tây. Các giá trị tự do, kiểm tra và cân bằng, và phương tiện truyền thông tự do được coi là nguồn bất ổn hơn là sức mạnh. Từ quan điểm của Trung Quốc, các cuộc biểu tình chống chính phủ hàng loạt đang diễn ra ở Hong Kong là một sự khẳng định sống động về điều này.

Bởi, Donald Trump chủ yếu cạnh trạnh với Trung Quốc về vấn đề kinh tế và thương mại, không quan tâm nhiều đến các vấn đề Biển Đông, Đài Loan, Hong Kong, nhân quyền, Tân Cương…, thậm chí kiềm chế các lực lượng chống Trung Quốc cực đoan, yêu cầu phải xử lý ổn thỏa vấn đề thương mại, tiếp đó giải quyết các vấn đề khác.

P/s: Bức ảnh này cho các bạn thấy điều gì ?

Nguồn: Tổng hợp