Bắt đầu từ ngày 15-5, cảnh sát giao thông được phép dừng xe dù không có dấu hiệu vi phạm ban đầu khiến nhiều người tham gia giao thông lo sợ, đổ xô đi mua bảo hiểm xe máy khắp nơi. Các công ty bán Bảo hiểm thu lợi hàng chục triệu mỗi ngày.

Theo Luật Giao thông đường bộ, trong những loại giấy tờ người đi xe máy, ô tô cần mang theo khi tham gia giao thông có Giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự. Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định, mức phạt tiền đối với người điều khiển ô tô không có loại giấy này từ 400.000 – 600.000 đồng, với xe máy từ 100.000 – 200.000 đồng.

Hình minh họa

Người dân chỉ biết mua để hoàn thành thủ tục khi đi đường không may bị CSGT tút còi kiểm tra chứ thực chất không hiểu mua để dùng làm gì và hưởng quyền lợi ra sao?

Mua thì dễ để làm thủ tục hưởng mới khó

Mẹ tôi là một công dân mẫu mực, bà rất quan tâm tuân thủ quy định quy tắc, điều khoản, biểu phí và mức trách nhiệm bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. Bà cho rằng bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới cũng quan trọng như giấy phép lái xe, đi đâu cũng mang theo người cùng cà-vẹt xe và dặn cả nhà giữ thói quen này. May mắn là chúng tôi chưa bao giờ bỏ tờ BHXM ra khỏi ví…

Hình minh họa

Một hôm em rể tôi chẳng may bị va quẹt trên đường. Tôi thì muốn giải quyết êm xuôi nhưng cậu em tôi xót chiếc xe mới mua bị hư hỏng nhiều đã gọi điện lên hãng bảo hiểm để yêu cầu được bồi thường.

Khi gọi đến thì được thông báo: muốn được bồi thường thì phải có giấy xác nhận của công an khu vực (nơi xảy ra tai nạn) hoặc biên bản của cảnh sát giao thông (CSGT). Nếu người bị thương tích phải nhập viện thì phải có giấy ra viện, đơn thuốc. Nếu xe bị hư hỏng phải có hóa đơn của tiệm sửa chữa và xác nhận vụ việc của công an…Tất cả giấy tờ phải có mộc đỏ của công an cùng sự ghi nhận của công ty bảo hiểm mới hợp lý.

Hình minh họa

Nghe thì dễ nhưng thực hiện mới khó khi thực tế xử lý các vụ va chạm trên đường, người Việt hiện nay không dễ có thể đáp ứng được các yêu cầu từ công ty bán bảo hiểm. Hầu hết mọi người ngại phiền nên tự giải quyết và không muốn báo với CSGT.

Một trường hợp khác: Người bạn tôi xe máy đi ngược chiều va vào xe hai vợ chồng khiến chị bị thương khá nặng. Cả hai đều có mua BHXM nên quyết định gọi cho công ty bảo hiểm, nhân viên tiếp cuộc gọi báo: “người ngồi sau mua bảo hiểm tự nguyện phải bị tai nạn “không qua khỏi” mới được chi trả”.

Khi được hỏi để giải thích rõ ràng hơn thì bên bảo hiểm thờ ơ và chẳng đáp trả.

Hình minh họa

Cho nên người đi xe máy vẫn tự thỏa thuận, tự bỏ tiền sửa xe, chữa thương tật. Kiểu “dĩ hòa vi quý” cũng có nguồn gốc từ việc ngại sự cố đường dây nóng không ai nhấc máy, nhân viên tư vấn BHXM trả lời qua quýt.

Lâu dần người Việt mua BHXM để đối phó do sợ CSGT phạt, vì số tiền phạt lớn hơn tiền mua BHXM. Giấy BHXM nếu có cũng chỉ để cất ví cho tới ngày hết hạn rồi mua cái khác.

Hiện tại, bảo hiểm xe máy được chia làm 2 loại là bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc và bảo hiểm tự nguyện. Do đó, nếu tính thêm loại bảo hiểm tự nguyện là 10.000 đồng/người/năm, xe máy được chở tối đa 2 người nên có giá 20.000 đồng/2 người/năm. Người dân cân lưu lý loại giấy tờ phải có mà CSGT kiểm tra là bảo hiểm TNDS bắt buộc chứ không phải bảo hiểm tự nguyện.

Hình minh họa

Mức phí bảo hiểm bắt buộc hiện nay được niêm yết là 55.000 đồng cho xe gắn máy từ 50cc trở xuống. 60.000 đồng cho xe máy từ 50cc trở lên. Phí bảo hiểm trên chưa bao gồm 10% thuế giá trị gia tăng. Theo quy định, phí bảo hiểm xe máy bắt buộc là 66.000 đồng/năm và không được khuyến mại dưới mọi hình thức.

Do thủ tục phức tạp, bất khả thi nên nhiều người cũng không quan tâm lắm các điều khoản trong BHXM và khi tai nạn xảy ra cũng không đủ bình tĩnh để gọi xe cứu thương, rồi thông báo cho bên bảo hiểm hoặc kiên nhẫn chờ biên bản từ CSGT và phía công ty bảo hiểm đến làm việc.

Hình minh họa

Nguồn: Tổng hợp