Giống cây trồng là quần thể cây trồng thuộc cùng một cấp phân loại thực vật thấp nhất, đồng nhất về hỡnh thỏi, ổn định qua các chu kỳ nhân giống, có thể nhận biết được bằng sự biểu hiện các tính trạng do kiểu gen hoặc sự phối hợp của các kiểu gen quy định và phân biệt được với bất kỳ quần thể cây trồng nào khác bằng sự biểu hiện của ít nhất một tính trạng có khả năng di truyền được (khoản 24 Điều 4 của Luật SHTT).

Quyền đối với giống cây trồng là quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống cây trồng mới do mỡnh chọn tạo hoặc phỏt hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu. Đối tượng quyền đối với giống cây trồng là giống cây trồng và vật liệu nhân giống. Quyền đối với giống cây trồng được xác lập trên cơ sở quyết định cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật SHTT.

BLDS năm 2005 có bổ sung quyền đối với giống cây trồng và bảo hộ như các tài sản trí tuệ khác. Giống cây trồng được bảo hộ độc lập, không nằm trong các đối tượng QSHCN, nó được bảo hộ nếu có tính khác biệt (mới), tính đồng nhất (tính trạng biểu hiện như nhau của các cây cùng giống), tính ổn định (các tính trạng không thay đổi qua nhân giống) và tính mới trong thương mại (vật liệu nhân hoặc sản phẩm thu hoạch chưa được bán trước thời hạn quy định). Ngoài ra, giống cây trồng phải thuộc danh mục các chi, loài được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố. Quyền sở hữu giống cây trồng thuộc về doanh nghiệp đầu tư vật chất và nhân lực cho việc tạo ra giống mới. Tuy nhiên, quyền chỉ được xác lập theo thủ tục đăng ký tại Văn phòng giống cây trồng thuộc Vụ Khoa học, Công nghệ và Chất lượng sản phẩm (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

Nguồn: Tổng hợp