Bị bắt quả tang trộm nho ở Nhật, thực tập sinh người Việt cắn vào tay người phát giác

Cảnh sát thành phố Nagano ngày 9/9 cho biết, hai nữ thực tập sinh người Việt bị bắt vì ăn trộm nho và có hành vi bạo lực với người quản lý vườn.

119038747_4366651150072018_1878794328706921172_o

Theo điều tra, hai người phụ nữ là thực tập sinh, sống tại thành phố Nagano, tên Tran Thi Lieu (32 tuổi) và Duong Thi Kim Hieu (20 tuổi).

Cảnh sát cho biết, khoảng 10h tối 6/9, cả hai bị nghi đã lẻn vào một khu vườn ở Odanaka, thành phố Nagano để trộm những chùm nho “Shine Muscat”. Đây là giống nho đắt tiền, giá một chùm từ vài trăm đến cả triệu đồng. Họ bị người đàn ông quản lý vườn phát hiện.

Người phụ nữ 32 tuổi cắn vào cánh tay phải của người quản lý, khiến anh này bị thương. Cô bị bắt ngay sau đó và đối mặt với cáo buộc cướp giật gây thương tích. Cô gái 20 tuổi chạy thoát nhưng sau đó cũng bị bắt vào 8/9.

m-sbc21-0384511-1599644019-6514-1599644126

Những chùm nho tại vườn ở Odanaka. Ảnh: SBC News.

Vài ngày trước khi xảy ra sự việc, người quản lý này đã nhiều lần phát hiện bị mất trộm nho tại khu vườn nên đã theo dõi và bắt được hai người này.

Theo báo cáo của cảnh sát, hai thực tập sinh người Việt khai nhận vì muốn ăn nho nên đã đi hái trộm.

Đây không phải lần đầu tiên dư luận trong nước bức xúc về chuyện “những con sâu làm rầu nồi canh”. Ngược dòng thời gian, có thể thấy vấn đề du học sinh, tu nghiệp sinh người Việt Nam ăn cắp ở Nhật Bản nổi lên đã lâu.

Còn nhớ khoảng năm 2005, tờ Ashahi shimbun từng đưa bài báo thống kê người Việt đứng nhì bảng nạn trộm cắp ở Nhật (chỉ xếp sau người Trung Quốc).

Từ đó tới nay câu chuyện người Việt bị bắt ở Nhật do hành vi trộm cắp, buôn lậu… cứ âm ỉ xảy ra và có khuynh hướng ngày càng gia tăng.

Thậm chí tại rất nhiều nơi trên đất nước Nhật Bản xuất hiện vô số hình ảnh những tấm biển báo bằng tiếng Việt như:

2-63

Biển cảnh báo ăn trộm song ngữ Việt – Nhật – Ảnh minh họa: Internet

Hồi tháng 4 năm nay, Cảnh sát tỉnh Osaka (Nhật Bản) bắt giữ 7 sinh viên người Việt về hành vi trộm cắp mỹ phẩm đắt tiền và các loại hàng hóa có giá trị khác. Đáng chú ý, nhóm này hoạt động có tổ chức ở Osaka và Tokyo; hàng trộm được tuồn về Việt Nam qua đường xách tay hàng không để tiêu thụ. Báo chí Nhật Bản đăng rần trời. Du học sinh Việt Nam tại Nhật thấy xấu hổ lây!

Một tháng sau, lại thêm 2 người Việt đi xuất khẩu lao động lấy trộm mỹ phẩm cũng ở Osaka và bị bắt. Nghi can khai đã ra tay đạo chích nhiều lần, đến lần này thì bị bắt.

Đầu năm 2014, một nữ tiếp viên hàng không người Việt bị cảnh sát Nhật bắt giữ vì tiêu thụ hàng trộm cắp. Không chỉ là hàng hóa cao cấp, những món thông thường ở Nhật cũng bị người Việt “thửa”, như vụ một người Việt Nam tại tỉnh Gifu lấy trộm dê thí nghiệm để xẻ thịt ăn vào tháng 12-2014 hay một nữ sinh viên Việt Nam vào siêu thị bốc trộm thịt lợn…

Xấu hổ hơn nữa là bên cạnh truyền thông Nhật Bản đưa tin nhan nhản về nạn trộm cắp của người Việt trên đất nước của họ, nhiều cửa hàng hay siêu thị ở xứ Phù Tang cũng dựng biển cảnh báo trộm cắp ghi bằng tiếng Việt!

3-47

Thật đáng xấu hổ – Ảnh minh họa: Internet

Thế nhưng, những người có máu trộm cắp xứ ta vẫn không chừa. Có kẻ ăn cắp đến hơn 100 lần ở cửa hàng thời trang của Uniqlo cho đến khi bị bắt mới thôi. Nhiều người sang Nhật lấy cắp nhiều lần mà không bị bắt, về nước khoe “chiến tích”. Cơ quan chức năng nước bạn tạm tính cứ 5 kẻ ăn cắp tại Nhật thì có 1 người Việt Nam

Đáng nói là thủ phạm không chỉ là du học sinh, lực lượng xuất khẩu lao động mà có sự góp mặt của viên chức nhà nước đi công tác, phi công và tiếp viên hàng không… khiến cho người bản địa không thể lý giải nguyên nhân tại sao!

Chính do sự lờ đi, coi như không phải “chuyện nhà mình” của các cơ quan chức trách trong nước đẩy vấn nạn trộm cắp của người Việt ở Nhật thành căn bệnh trầm kha.

Hiện nay người Nhật đã ngấm ngầm thậm chí công khai “dán nhãn” gặp người Việt Nam thì phải dè chừng nạn trộm cắp. Nếu là người Việt, thử hỏi chúng ta có thấy nhột tóc gáy khi làm thủ tục “check in” vào Nhật Bản không?

Nên nhớ Nhật là một đất nước an toàn và tính trung thực của người Nhật gần như tuyệt đối.

Nguồn IONE, TTO

Webtretho

Nguồn: Tổng hợp