Quỹ bảo trì đường bộ đã được thu theo đầu phương tiện. Người dân đã phải đóng không thiếu đồng nào. Nếu phí cao tốc, kể cả đường BOT bị thu “cả đời” thì không chỉ là phí chồng phí mà còn ᴄưỡɴɢ ᴛừ, đᴏạᴛ ʟý .

Thu phí cao tốc cả đời – 6 chữ, được đương kim Tổng Cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam Nguyễn Văn Huyện phát ngôn.

Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ cho biết, “Tất cả cao tốc đều là đường có đường song hành rồi, cho nên thu phí đường cao tốc là sẽ thu cả đời, tức là bằng nguồn vốn nào cũng phải thu phí. Kể cả BOT sau này, hết thời hạn hoàn vốn thì Nhà nước sẽ bảo trì, tức là dùng nguồn ngân sách hoặc nguồn vốn khác bảo trì và tiếp tục thu phí”.

Đây là một trong những điểm mới của dự thảo Luật Giao thông đường bộ sửa đổi được ông Nguyễn Văn Huyện – Tổng cục trưởng Tổng cục đường bộ đưa ra mới đây.

Tức là, thời gian tới, sau khi Luật Giao thông đường bộ sửa đổi này được thông qua thì nhà nước sẽ có một nguồn thu mới, vĩnh viễn, thu từ năm này sang năm khác, tận thu đời đời của dân không hết: Thu phí tham gia giao thông trên đường cao tốc.

Cho rõ, cần phải nói tới bối cảnh là cuộc họp giới thiệu những điểm mới của Dự thảo Luật Giao thông đường bộ sửa đổi. Có nghĩa rằng, ông Huyện chỉ là người diễn giải một quy định mới trong Dự thảo Luật.

Lý luận của ông Huyện, là đường làm bằng nguồn vốn nào cũng phải thu. Kể cả các tuyến cao tốc đầu tư bằng hình thức BOT, sau khi hết hạn thu phí hoàn vốn thì Nhà nước sẽ quay ra bảo trì bằng tiền ngân sách bằng nguồn vốn khác, khi đó vẫn sẽ tiếp tục thu phí.

Người dân luôn ủng hộ nhà nước khai thác công sản để phục vụ lợi ích cộng đồng, hướng tới việc đạt được lợi ích xã hội ròng – tức mức công lợi lớn nhất sau khi trừ phí tổn. Cao tốc do Nhà nước đầu tư đương nhiên là công sản, cao tốc do tư nhân đầu tư BOT sau khi hết thời hạn khai thác cũng sẽ trở thành công sản. Nhà nước tiếp quản công sản để tiếp tục quản lý khai thác nhằm gia tăng tính công lợi thì không thể kiếm lời từ công sản, bởi đó là tài sản thuộc sở hữu của toàn dân, được người dân uỷ nhiệm quản lý và khai thác.

Nhớ năm 2017, theo công bố của chính Tổng cục Đường bộ, có tới 29 trạm thu phí BOT từ Lạng Sơn đến Bạc Liêu. Và, tổng số phí cao nhất cho xe tải lên tới 4,54 triệu đồng.

V TV cũng từng khảo sát đoạn đường từ TP HCM về miền Tây, và dẫu chỉ vài trăm km, nhưng số tiền phí thấp nhất mà một chiếc xe phải trả cũng đã lên tới 245.000 đồng.

Thậm chí, kinh khủng hơn, chi phí logictic ở Việt Nam là trên 21%, thuộc loại cao nhất trên thế giới. Những cái gánh chi phí quá nặng, đè lên cuộc sống của dân, tạo sức ép và triệt tiêu khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

Và nếu phí cao tốc thu cả đời, nó chẳng những thiếu công bằng với dân mà còn là một quy định cưỡng từ đoạt lý, đè dân ra mà thu, bất kể, bất chấp.

Nói sẽ là chuyện phí chồng phí bởi Quỹ Bảo trì đường bộ hiện đã được thu theo đầu phương tiện. Người dân đã phải đóng không thiếu đồng nào.

Trên báo chí, chuyên gia kinh tế Phạm Việt Anh khẳng định dân không thể trả phí vĩnh viễn được. Bởi “quyền sở hữu công sản của dân là vĩnh viễn chứ không thể có quyền khai thác công sản vĩnh viễn”.

Đường xá, đương nhiên là công sản, bởi nó được xây dựng từ tiền thuế dân. Vay nợ thì cũng là thuế dân trả. Tiền bảo trì, dân đóng không sót xu nào. Đường BOT, dày đặc – dân cũng phải trả. Hết hạn thu phí BOT cũng sẽ thành công sản. Vậy thì làm sao bảo dân phải phục với một thứ gọi là phí cao tốc cả đời được.

Dự thảo quy định này cần phải được xem xét loại bỏ khỏi luật, bởi nhà nước không thể thu tiền bằng cách đặt một thứ phí vĩnh viễn, vô lý ngay từ sau 2 chữ “cả đời” được cất lên.

TH

Nguồn: Tổng hợp