Nhãn hiệu là một trong những tài sản quan trọng của doanh nghiệp, một trong những yếu tố tạo nên thương hiệu và quyết định sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp. Vì vậy, vấn đề bảo hộ nhãn hiệu luôn thu hút sự quan tâm đặc biệt của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, nhất là khi chúng ta đang hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới.

Hiện nay, cùng với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp và chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu là một trong những đối tượng sở hữu công nghiệp đang được bảo hộ nhiều nhất ở Việt Nam. Nhưng để xây dựng một thương hiệu riêng lại không phải dễ dàng. Mỗi doanh nghiệp phải tìm ra đúng cách để hình thành một thương hiệu của riêng mình, không vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của chủ thể khác, qua đó nhằm tạo uy tín và sự yên tâm cho người tiêu dùng.

Do đó, việc tìm hiểu các quy định pháp luật về điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu là yếu tố quan trọng quyết định việc tạo lập một nhãn hiệu, tạo điều kiện cho các chủ thể kinh doanh xây dựng cho mình một thương hiệu phù hợp với mục đích kinh doanh của mình. Cùng với sự phát triển và vững mạnh của thương hiệu riêng thì hoạt động kinh doanh của công ty cũng sẽ vững chắc hơn bao giờ hết.

Việt Nam đã là thành viên chính thức của WTO, đây là cơ hội và là điều kiện thuận lợi cho chúng ta hội nhập với nền kinh tế thế giới để phát triển kinh tế đất nước, song cũng là thách thức đối với chúng ta trong vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói chung và vấn đề bảo hộ thương hiệu nói riêng.

Mặc dù, pháp luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam đã được sửa đổi nhiều lần để đáp ứng nhu cầu thực tiễn, tuy nhiên vẫn còn tồn tại những thiếu sót trong các quy định pháp luật, trong đó có các quy định về điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu. Do đó, qua những nội dung phân tích trong chuyên mục này, hy vọng sẽ giúp các bạn hiểu hơn về nhãn hiệu và thực tiễn pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam.

Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng ở Việt Nam
Trước thực trạng bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng ở Việt Nam hiện nay, chúng ta cần có những biện pháp củng cố lại hệ thống pháp luật trong nước về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng cũng như quá trình thực thi những quy định này. Một số biện pháp cụ thể như sau: Trước […]
Thực trạng bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng ở Việt Nam hiện nay
Luật SHTT 2005 ra đời cùng với các văn bản pháp luật khác đã tạo thành hành lang pháp lý tương đối đầy đủ và vững chắc bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng ở Việt Nam. Các quy định liên quan đến khái niệm, tiêu chí xác định nhãn nổi tiếng tại Điều 4 và […]
Phân tích về khả năng phân biệt của nhãn hiệu
Khả năng phân biệt là tiêu chí cơ bản để xem xét một dấu hiệu có thể được bảo hộ làm nhãn hiệu hay không. Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều quy định khả năng phân biệt của nhãn hiệu như là một điều kiện chủ yếu để một dấu hiệu được […]
Trụ sở WIPO
Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) là một trong số 16 cơ quan chuyên môn của Liên hợp quốc. WIPO có trụ sở ở Géneve, Thụy Sĩ, được thành lập năm 1967 với mục tiêu là: Thúc đẩy bảo hộ sở hữu trí tuệ trên toàn thế giới; Thúc đẩy hợp tác […]
Vai trò của các dấu hiệu dùng để phân biệt sản phẩm
Một cách rất tự nhiên, ngay từ thời cổ đại con người đã có ý muốn cá biệt hóa kết quả sản phẩm lao động của mình bằng cách sử dụng các dấu hiệu khác nhau: tên gọi riêng, ký hiệu riêng, tên gọi địa lý,… Nhiều bằng chứng cho thấy, từ thời cổ đại […]
Vai trò của nhãn hiệu với người tiêu dùng
Qua điều tra sơ bộ của Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, trong số những người tiêu dùng ở Thành phố Hồ Chí Minh được phỏng vấn, 89% cho rằng nhãn hiệu là yếu tố quyết định khi họ lựa chọn mua sắm. Lý do chủ yếu là nhãn hiệu tạo cho […]
Vai trò của nhãn hiệu với doanh nghiệp
Nói một cách khái quát nhất, nhóm các dấu hiệu (trong đó có nhãn hiệu) dùng để phân biệt sản phẩm, dịch vụ này có thể giúp doanh nghiệp: Khẳng định uy tín; Tách biệt sản phẩm; Đẩy mạnh lượng hàng hóa, dịch vụ bán ra; Tăng cường sự chung thủy của khách hàng; Hỗ […]
Vai trò của nhãn hiệu đối với nền kinh tế
Sự phát triển công nghệ diễn ra một cách mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Sự sáng tạo này làm thay đổi tất cả các loại sản phẩm và dịch vụ mới. Để khuyến khích sự sáng tạo cần phải bảo hộ sở hữu trí tuệ, đặc biệt […]
Logo IBM
Tại Khoản 2 Điều 15 mục 2 Hiệp định TRIPs quy định như sau: “Các thành viên có thể quy định rằng để được đăng kí là các dấu hiệu phải là dấu hiệu nhìn thấy được”. Như vậy, điều kiện của nhãn hiệu: “dấu hiệu nhìn thấy được” được Hiệp định TRIPs quy định […]
Bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng ở Việt Nam còn một số hạn chế
Hiện nay, chưa có khái niệm thống nhất, chính xác về nhãn hiệu nổi tiếng trên toàn thế giới. Trong các Điều ước quốc tế cơ bản trong lĩnh vực bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp như Công ước Paris 1883 hay Hiệp định TRIPs, các quy định liên quan đến nhãn hiệu nổi […]
Phân biệt nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp
Là đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp, định nghĩa kiểu dáng công nghiệp được quy định tại Khoản 13 Điều 4 Luật SHTT 2005: “Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc kết hợp các yếu tố này”. […]
Phân biệt nhãn hiệu với tên thương mại
Trong thực tế, nhiều người tiêu dùng vẫn nhầm lẫn giữa tên thương mại và nhãn hiệu. Tên thương mại và nhãn hiệu đều là chỉ dẫn thương mại và là hai đối tượng khác nhau theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ. Tại khoản 21 Điều 4 Luật SHTT 2005 quy định: […]
1 2